Tổng hợp toàn bộ công thức hóa học lớp 10 chi tiết

Công thức hóa học lớp 10 đóng vai trò nền tảng giúp học sinh nắm vững kiến thức hóa học cơ bản. Trong chương trình lớp 10, học sinh sẽ tiếp cận với các công thức về thành phần nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử, và bảng tuần hoàn các nguyên tố. Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ và chi tiết các công thức hóa học lớp 10 giúp bạn học tập hiệu quả.

Công thức Hóa học lớp 10 Chương 1

Công thức về thành phần nguyên tử

Số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton (P) = số electron (E);  

Z = P = E

Tổng các hạt trong nguyên tử = số proton + số electron + số nơtron = P + E + N

Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử = số proton + số nơtron = P + N

 Đơn vị khối lượng nguyên tử

1u = 1/12 m₀ của nguyên tử C = 1,6605×10⁻²⁷ kg

 Số khối (A) = số proton + số nơtron = Z + N

 Kí hiệu nguyên tử: \(_{Z}^{A}X\)

Trong đó:

– X là kí hiệu hóa học

– A là số khối (A = P + N)

– Z là số hiệu nguyên tử (Z = P = E)Công thức Hóa học lớp 10 Chương 1

 Tính nguyên tử khối trung bình

– Giả sử nguyên tố có hai đồng vị A và B:

\(\overline{A} = \dfrac{aA + bB}{100}\)

Trong đó:

– \(\overline{A}\) là nguyên tử khối trung bình

– A, B lần lượt là nguyên tử khối của hai đồng vị A và B

– a, b lần lượt là tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị A và B

– Mở rộng, nguyên tố có n đồng vị:

\(\overline{A} = \dfrac{x_1A_1 + x_2A_2 + \ldots + x_nA_n}{100}\)

Trong đó:

– \(\overline{A}\) là nguyên tử khối trung bình

– A₁, A₂,…,Aₙ lần lượt là nguyên tử khối của các đồng vị

– x₁, x₂,…,xₙ lần lượt là tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị

Số electron tối đa trong một lớp = 2n²

Với n là số thứ tự của lớp electron.

Trật tự phân mức năng lượng

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p…

Thể tích nguyên tử

\(V_{nt} = \dfrac{4}{3} \pi r^3\)

Công thức Hóa học lớp 10 Chương 2, 3, 4, 5

Chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn

– Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử = số proton = số electron.

– Số thứ tự chu kì = số lớp electron.

– Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị.

Các công thức tạo bởi nguyên tố R, thuộc nhóm nA trong bảng tuần hoàn

– Công thức oxit cao nhất:  

  R₂Oₙ (với n =)

– Công thức hợp chất khí với hiđro:  

  RH₈₋ₙCông thức Hóa học lớp 10 Chương 2, 3, 4, 5

Chương III: Liên kết hóa học

Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Giả sử hợp chất có dạng \(A_xB_y\)

Hiệu độ âm điện: \(\Delta \chi_{A-B} = |\chi_A – \chi_B|\)

Nếu:

– \(0 \leq \Delta \chi_{A-B} < 0,4\): liên kết cộng hóa trị không cực

– \(0,4 \leq \Delta \chi_{A-B} < 1,7\): liên kết cộng hóa trị có cực

– \(\Delta \chi_{A-B} \geq 1,7\): liên kết ion

Chương IV: Phản ứng oxi hóa khử

Bảo toàn electron:

\(\sum e_{nhường} = \sum e_{nhận}\)

Chương V: Nhóm halogen

Tính khối lượng muối thu được khi cho kim loại phản ứng hết với HCl:

Tổng quát:  

\(m_{muối} = m_{KL} + m_{gốc \, axit}\)

Công thức tính khối lượng muối clorua:  

\(m_{muối \, clorua} = m_{hỗn \, hợp \, KL} + 71 \cdot n_{H_2}\)Chương IV: Phản ứng oxi hóa khử

Công thức Hóa học lớp 10 Chương 6

\(m_{muối sunfat} = m_{hỗn hợp KL} + 96.n_{H_2}\)

Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hòa tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng H₂SO₄ loãng:

\(m_{muối sunfat} = m_{hỗn hợp KL} + 80.n_{H_2SO₄}\)

Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hòa tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H₂SO₄ đặc, nóng giải phóng khí SO₂:

\(m_{muối} = m_{KL} + 96.n_{SO₂}\)

Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hòa tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H₂SO₄ đặc, nóng giải phóng khí SO₂, S, H₂S:

\(m_{muối} = m_{KL} + 96.(n_{SO₂} + 3n_S + 4n_{H₂S})\)

Bài toán dẫn khí SO₂ (hoặc H₂S) vào dung dịch kiềm

Đặt \(T = \dfrac{n_{OH}}{n_{H_2S}}\)

– \(T \geq 2\): chỉ tạo muối trung hòa;

– \(T \leq 1\): chỉ tạo muối axit;

– \(1 < T < 2\): thu được cả muối trung hòa và muối axit.

 Chú ý:

– \(m_{bình tăng} = m_{chất hấp thụ}\)

Nếu sau phản ứng có kết tủa:

– \(m_{dd tăng} = m_{chất hấp thụ} – m_{kết tủa}\)

– \(m_{dd giảm} = m_{kết tủa} – m_{chất hấp thụ ban đầu}\)Công thức Hóa học lớp 10 Chương 6

Công thức Hóa học lớp 10 Chương 7

Tốc độ trung bình của phản ứng

Xét phản ứng: A → B

Ở thời điểm \(t_1\), nồng độ chất A là \(C_1\) (mol/l);  

Ở thời điểm \(t_2\), nồng độ chất A là \(C_2\) (mol/l)

Tốc độ phản ứng tính theo chất A trong khoảng thời gian từ \(t_1\) đến \(t_2\) được xác định như sau:

\(v = \dfrac{C_1 – C_2}{t_2 – t_1} = \dfrac{\Delta C}{\Delta t}\)

Nếu tốc độ được tính theo sản phẩm B thì:

\(v = \dfrac{C_2 – C_1}{t_2 – t_1} = \dfrac{\Delta C}{\Delta t}\)

Trong đó:

– Ở thời điểm \(t_1\), nồng độ chất B là \(C_1\) (mol/l);

– Ở thời điểm \(t_2\), nồng độ chất B là \(C_2\) (mol/l).

Hằng số cân bằng trong hệ đồng thể

Một cách tổng quát nếu ta có phản ứng thuận nghịch sau:

\(aA + bB \rightleftharpoons cC + dD\)

A, B, C, D là những chất khí hoặc những chất tan trong dung dịch.

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có:

\(K_c = \dfrac{[C]^c [D]^d}{[A]^a [B]^b}\)Công thức Hóa học lớp 10 Chương 7

Việc nắm chắc công thức hóa học lớp 10 là bước khởi đầu quan trọng cho quá trình học tập và nghiên cứu hóa học. Những công thức trên không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn về các phản ứng hóa học mà còn hỗ trợ tối ưu trong việc giải quyết các bài tập và vấn đề thực tế liên quan đến hóa học.

Tác giả: